Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ THẠNH PHÚ - GIẢI PHÁP ĐÔ THỊ


Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố hiện đại nhất Việt Nam và cũng là một trong những thành phố sôi động nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Sự phát triển vượt bậc của thành phố trong những năm gần đây góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng của nền kinh tế.

 Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với những vấn nạn mà các đại đô thị thường mắc phải. Đó chính là sự biến đổi về khí hậu, quá tải về cơ sở hạ tầng và ô nhiễm môi trường…

Đơn cử như tình trạng giao thông trên địa bàn TP.HCM diễn biến khá phức tạp. Chủ yếu là do quá trình phát triển đô thị chưa được kiểm soát một cách hiệu quả, đặc biệt là khu vực trung tâm. Hiện nay việc phát triển đô thị tập trung quá cao ở khu vực trung tâm thành phồ và sự mất cân đối giữa phát triển hạ tầng và gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây nên ùn tắc giao thông ở đây.

Một trong những vấn nạn khác mà TPHCM đang mắc phải chính là sự ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Nồng độ Coliform tại hầu hết các khu vực được quan trắc đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần và chưa có dấu hiệu giảm. Tại các giao lộ lớn ở cửa ngõ thành phố, do lượng xe đi lại quá nhiều nên nồng độ bụi, tiếng ồn luôn ở mức cao. Trên sông Sài Gòn, có nhiều nơi nồng độ Coliform vượt tiêu chuẩn loại B đến 15,3 lần…

Không những thế, mỗi năm TP.HCM đang phải đối mặt với mức triều cường ngày một cao hơn. Nguyên nhân do sự biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cũng có mà do con người gây ra cũng nhiều. Không ít khu dân cư mới của thành phố thiếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoặc có nhưng không đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, tình trạng xây nhà không giấy phép, không hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở các quận, huyện ven thành phố đã làm tình trạng ngập nước càng thêm trầm trọng. Điều này bắt nguồn từ chính sách phát triển nhà ở không phù hợp và thiếu quy hoạch trong một thời gian dài. Mức thu nhập của đại đa số người dân còn rất thấp thì giá nền nhà và các căn hộ trong khu vực có quy hoạch lại rất cao, vượt xa khả năng chi trả của người dân. Không có nhiều lựa chọn, họ buộc phải mua đất và xây dựng nhà trái phép để ở.

Đó là hệ quả của những bất cập trong vấn đề quy họach đô thị mà các đại đô thị thường gặp phải, trong đó TP.HCM là ví dụ điển hình nhất. Cần phải rút kinh nghiệm từ bài học của chính mình và từ đó có những giải pháp phù hợp không từng thời điểm. Thế nhưng, dường như những điều ấy chưa được vận dụng, triển khai hiệu quả trong thực tế.

Một giải pháp rất quan trọng để giải quyết vấn đề môi trường sống ở TP.HCM đang ngày càng xấu đi là cần có cơ chế khuyến khích đầu tư, xây dựng các đô thị vệ tinh trên tinh thần cao hơn khu vực nội thành để hấp dẫn các nhà đầu tư và người dân đến sinh sống, làm việc ở đây. Trong đó, Đồng Nai là một trong những địa phương có vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị mới hiệu quả, trong đó có huyện Vĩnh Cửu. Nằm ở vị trí chiến lược cận TP. Biên Hoà, không quá xa TP.HCM, huyện Vĩnh Cửu có dân cư phát triển và thiên nhiên hài hoà. Bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp sạch, huyện Vĩnh Cửu còn chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ- du lịch với những lợi thế về thiên nhiên rất tiềm năng ở khu vực này.

Nhằm phục vụ chính sách giãn dân, huyện Vĩnh Cửu đã quy hoạch những khu dân cư mới ở các xã giáp ranh với TP. Biên Hoà như Thạnh Phú với khu dân cư Thạnh Phú, dự án khu đô thị Lavender City,… được thiết kế với đầy đủ các tiện ích phục vụ nhu cầu cuộc sống của cư dân. Đặc biệt, hệ thống giao thông ở đây đang được chỉnh trang xây dựng theo đúng quy chuẩn, nhằm kết nối nhanh giữa các địa phương. Từ đây, cư dân chỉ mất mười phút để về Biên Hòa, và hơn 30’ để về lại TP.HCM.

Việc phát triển các khu dân cư trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu không những là một đô thị vệ tinh đáp ứng lượng nhà ở cho cư dân vùng và cư dân từ TP.HCM, Biên Hòa di chuyển sang. Mà còn là một đô thị được quy hoạch, thiết kế đồng bộ và hiện đại , có tầm nhìn dài hạn, nhằm mang đến cho cư dân một môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Vân Anh

QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NHỮNG GÚT MẮC CẦN THÁO GỠ

Mục đích cuối cùng của quy hoạch đô thị là nhằm nâng cao chất lượng sống và hạnh phúc của con người, cộng đồng bằng việc tạo ra không gian sống thuận tiện, bình đẳng, tốt cho sức khỏe, hiệu quả, hấp dẫn cho các thế hệ hôm nay và mai sau. 

Quy họach tốt giúp tạo ra những cộng đồng vĩ đại trong đó mọi người có nhiều lựa chọn tốt về cách và nơi mà họ muốn sống. Không những thế, định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường.


Tuy nhiên, việc quy họach đô thị ở nước ta từ trước đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Đa phần chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… Đơn cử như TP.HCM là thành phố hiện đại nhất Việt Nam hiện nay cũng là một trong những thành phố sôi động bậc nhất châu Á. Tuy nhiên hiện nay, người dân thành phố hàng ngày phải đối mặt với rất nhiều những nguy cơ. Đó là sự tăng trưởng dân số mỗi năm một nhiều hơn dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường… 

Một vấn đề nan giải khác của Việt Nam là vẫn chưa có quy hoạch giao thông theo đúng nghĩa của nó. Đó là dự báo lưu lượng giao thông, từ đó đưa ra quy mô hệ thống giao thông phù hợp. Ở nước ta, chưa có sự thống kê cần thiết để dựa theo đó làm quy hoạch giao thông. Đồng thời chưa có trường nào dạy về quy hoạch giao thông mà chỉ có các chương trình dạy về kỹ thuật xây dựng cầu đường. Đây là một nguyên nhân cơ bản, cùng với việc thiếu một hệ thống giao thông công cộng tốt và không kết hợp quy hoạch giao thông trong sử dụng đất, dẫn đến tình trạng như hiện nay. 

Đô thị là một thực thể phức tạp. Quy hoạch đô thị cần một tư duy rộng bao trùm nhiều lĩnh vực về kinh tế, giao thông, xã hội học, môi trường… nhằm đưa ra định hướng và những chính sách phù hợp đế đạt tới một mục tiêu phát triển hoặc chất lượng cuộc sống nhất định trong đô thị. Có thể nói, các bất cập trong phát triển đô thị của TP.HCM đã được nhận diện và đã có chủ trương khắc phục, chấn chỉnh. Vần đề còn lại là triển khai các chủ trương ấy mạnh mẽ hơn trong thực tế. 

Để giải quyết thực trạng này, một đồ án quy hoạch vùng TP. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích 30.404 km2 và bán kính ảnh hưởng từ 150 – 200 km đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch vùng TP. HCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP. HCM và 7 tỉnh xung quanh gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang. Nhiều người làm việc ở TP. HCM đã quyết định về Bình Dương, Đồng Nai, nhất là những khu vực giáp ranh với TP. HCM để an cư. Sự chênh lệch về giá nhà đất giữa TP.HCM và Đồng Nai, Bình Dương là khá lớn, khiến cho nhiều cư dân đang làm việc ở TP.HCM không những đến về an cư mà còn thu hút nhiều bạn trẻ đến để lập nghiệp. Nhất là khi nền kinh tế ở các địa phương này đang có những bước phát triển vượt bậc, thu hút nhiều dòng vốn đầu tư từ nước ngoài. 

Như Đồng Nai, hàng loạt những dự án công trình quốc gia như sân bay Long Thành, đường cao tốc TPHCM- Long Thành- Dầu Giây… đang dần được hoàn thiện. Trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu được xem là một trong những cơ hội đầu tư tiềm năng ở Đồng Nai hiện nay. Những tuyến đường liên tỉnh huyết mạch như 767, 768 đang được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Nhiều dự án khu dân cư bắt đầu triển khai, nhất là ở khu vực xã Thạnh Phú- nơi giáp ranh với TP. Biên Hoà. Những dự án như Lavender City, khu đô thị sinh thái Phước Giang,… thật sự hấp dẫn khi nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển lâu dài, được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và môi trường sống. Chỉ trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa, khi hạ tầng giao thông phát triển, nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng tăng cao. Thay vì ở những ngôi nhà chật chội, họ sẽ chấp nhận đi xa hơn để ở có được một chốn an cư với hạ tầng tốt hơn, môi trường sống trong lành hơn so với hiện nay. 

Có thể nói, quy hoạch giúp các thành viên của mỗi cộng đồng tham gia vào việc định hướng phát triển của cộng đồng đó. Đồng thời giúp họ tìm thấy một sự cân bằng giữa sự phát triển đô thị với việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, bảo vệ môi trường và những biến đổi trong khoa học và công nghệ. 

Thái An


KDL BỬU LONG - ĐẦU TƯ ĐỂ HẤP DẪN DU KHÁCH

Nằm cách trung tâm TP Biên Hòa 6km, Bửu Long được xem là ngọn núi đẹp nhất vùng hạ lưu sông Đồng Nai, với quần thể núi non, sông hồ; có chùa Bửu Phong, chùa Hang kỳ bí và quyến rũ. 
Khu danh thắng Bửu Long có độ cao trung bình 100m so với mặt nước biển, không khí trong lành tạo cảm giác sảng khoái cho du khách. Đứng trên cao, du khách có thể chiêm ngưỡng một màu xanh trải dài của cỏ cây, đồng lúa, xen lẫn màu bàng bạc của những kênh rạch bắt nguồn từ sông Đồng Nai, tạo nên bức tranh thơ mộng. Bao bọc núi là hồ Long Ẩn, được ví như một bức tranh thu nhỏ của vịnh Hạ Long với vô số vách đá soi bóng trên mặt nước trong xanh tạo cho hồ vẻ đẹp hấp dẫn. Khu du lịch Bửu Long đã thật sự để lại ấn tượng cho du khách với cảnh sắc thiên nhiên hài hòa cùng với nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật mang dấu ấn tôn giáo qua nhiều thời đại.


Hiện nay, khu du lịch Bửu Long đang được đầu tư phát triển để trở thành điểm vui chơi giải trí tầm cỡ của tỉnh và khu vực. Theo đó, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hóa, sinh thái và vui chơi giải trí, kết hợp với làng nghề truyền thống nhằm phục vụ du khách trong và ngòai nước. Khu du lịch sẽ được chia thành nhiều phân khu chức năng phù hợp với địa hình tự nhiên và không gian hiện hữu. Trong đó, có các công trình văn hóa tâm linh như: Văn miếu Trấn Biên, Chùa Bửu Phong trên cụm núi Bình Điện, Long sơn thạch động trên núi Long Ẩn, Tiên sư tổ miếu ( chùa Bà Thiên Hậu) dưới chân núi Long Ần, Tịnh thất Khổ Hạnh…sẽ được quan tâm và đầu tư đúng mức. 


Trong bản đồ quy họach dự án, khu giải trí trung tâm sẽ hình thành một khu phức hợp gồm trò chơi trên sông, mặt hồ; trò chơi mạo hiểm; giải trí trong nhà; trò chơi cho trẻ em và gia đình; trò chơi khám phá - thế giới ảo. Ở đây còn có khu thể dục thể thao và trò chơi vận động; khu văn hóa lịch sử Việt Nam; khu văn hóa dân tộc Đồng Nai; khu động thực vật; khu dành cho cắm trại dã ngoại; khu nghỉ dưỡng ven sông Đồng Nai; cụm dịch vụ cao cấp với hệ thống nhà hàng, khách sạn đáp ứng được cả nhu cầu tổ chức hội thảo, du lịch.

Những điểm nhấn trong xây dựng khu du lịch được xác định bao gồm: xây dựng một quảng trường tạo không gian mở để đón du khách; xây dựng cổng dẫn vào khu Văn miếu Trấn Biên và các công trình văn hóa. Ngoài ra, còn sẽ tôn tạo và xây dựng các công trình phụ nhằm kết nối cảnh quan giữa các quần thể núi, hồ, mảng vườn hoa và những công trình trò chơi để tạo ra nét đặc sắc của một khu du lịch hiện đại. 


Việc tôn tạo và phát triển khu du lịch Bửu Long sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai trong thời gian sắp tới. Hơn bao giờ hết, người dân Biên Hòa mong muốn khu danh thắng Bửu Long trở thành một trong những điểm du lịch nổi bật và chủ chốt của tỉnh. Đồng thời, kết hợp với các điểm du lịch hấp dẫn lân cận như Làng bưởi Tân Triều, làng nghề bánh tráng Thạnh Phú, hồ Trị An… tạo thành một tour du lịch hấp dẫn khách đến tham quan vào các kỳ nghỉ và mỗi dịp cuối tuần.

Ngòai ra, việc phát triển và nâng tầm du lịch trong khu vực sẽ góp phần thúc đẩy cuộc sống của người dân nơi đây, chuyển hướng ngành kinh tế theo hướng dịch vụ- du lịch cũng là một trong những kỳ vọng của người dân, đồng thời cũng nằm trong định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Thanh Tâm

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Đồng Nai phát triển đô thị về phía Huyện Vĩnh Cửu

Hiện nay, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ đô thị hóa, lượng dân cư đô thị chiếm 28% tổng dân cư toàn quốc và trung bình mỗi năm có khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào “đại gia đình” đô thị. Trong đó TPHCM đạt tỷ lệ đô thị hóa cao nhất so với cả nước, dự kiến năm 2010 đạt 58% và 2025 đạt 77- 80%. Với dân số đô thị năm 2010 là 10 triệu người, đến 2025 là 16-17 triệu người, Tp.HCM sẽ là một trong các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới. 
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của TPHCM có thể làm cho đời sống của người dân trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Nhưng mặt trái của nó là tạo cho con người những áp lực nặng nề khi phải đối mặt với môi trường sống đang bị tổn hại, gây nên sự ô nhiễm về không khí, ô nhiễm nước và cả ô nhiễm tiếng ồn tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. 


Theo đồ án quy hoạch vùng, Đồng Nai sẽ chiếm giữ vị trí vô cùng quan trọng, là nơi hình thành các đô thị vệ tinh thuộc vùng phụ cận xung quanh TPHCM. Tuy nhiên, TP.Biên Hòa với mật độ dân cư hiện tại đứng thứ ba tại Việt Nam, khoảng 2968 người/km2, chỉ sau Hà Nội và TPHCM. Biên Hòa còn là nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata, Khu công nghiệp Tam Phước và Khu công nghiệp Loteco… Chính vì thế, Biên Hòa cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống của một đô thị lớn. 
Ông Ngô Quang Hùng - Giám đốc Phân viện Quy hoạch đô thị - nông thôn Miền Nam cho biết, Đồng Nai trong quy hoạch tổng thể TP.HCM đến 2020 sẽ là cực đối trọng phía đông TP.HCM bao gồm các đô thị Vĩnh Cửu, Long Thành, Dầu Giây, Gia Ray, Định Quán, Tân Phú. Cấu trúc không gian tỉnh Đồng Nai trong bản đồ sẽ chia làm 3 vùng là: vùng đô thị công nghiệp - dịch vụ, đô thị đối trọng vùng TP.HCM và vùng cảnh quan tự nhiên.

Trong khi đó, với lợi thế nằm ngay bên cạnh TP Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu được xác định là vùng kinh tế quan trọng trong tương lai của tỉnh Đồng Nai. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Vĩnh Cửu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 xác định phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa trên cơ sở phát huy triệt để các yếu tố nội lực, gắn với tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, tạo cơ cấu kinh tế bền vững theo hướng: công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp.
Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai, giáp ranh TP Biên Hòa tại xã Thạnh Phú và Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu có vị trí thuận lợi để phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng so với các địa phương khác trong toàn tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, Vĩnh Cửu còn là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Chính vì thế, bên cạnh việc phát triển ngành công nghiệp, huyện Vĩnh Cửu còn chú trọng phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch; xem đây là một trong những nhiệm vụ đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện, nâng dần tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế.
Với những yếu tố như thế, khu đô thị Thạnh Phú ra đời với tổng diện tích 897ha, là đô thị hình thành trên cơ sở phát triển KCN Thạnh Phú, với chức năng là trung tâm công nghiệp của Vĩnh Cửu và trung tâm dịch vụ thương mại khu vực phía Nam của huyện. Theo đó huyện sẽ quan tâm phát triển ngành dịch vụ có tính đột phá như dịch vụ giáo dục đào tạo và dạy nghề, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn như: Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường, dịch vụ du lịch Làng bưởi Tân Triều, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu du lịch sinh thái Rạch Đông, Du lịch sinh thái hồ Mo Nang, Du lịch sinh thái Cao Minh (xã Vĩnh Tân), phối hợp với hệ thống du lịch Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh để đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch và các tuyến du lịch trên địa bàn huyện. Ngoài ra huyện còn khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ đầu tư, dịch vụ phân phối bán lẻ, dịch vụ phục vụ sản xuất và phát triển đô thị. Nhiều mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị được đầu tư xây dựng trong đó siêu thị Thạnh Phú đã đi vào hoạt động.

Việc phát triển đô thị và các ngành công nghiệp- dịch vụ trên địa bàn tạo điều kiện cho huyện Vĩnh Cửu phát triển bền vững, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, bảo vệ môi trường và tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của Tỉnh. 
Lê Minh

Đô thị Thạnh Phú- Điểm sáng trong qui hoạch đô thị

Một đô thị tốt phải là đô thị có không gian được quy hoạch tốt, môi trường sống hoàn hảo để học tập và làm việc, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân. Một thành phố tốt phải tạo ra động lực phát triển cho toàn vùng, tạo cảm hứng hình thành các thành phố tốt khác xung quanh nó.

TPHCM là một thành phố tốt, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở vị trí đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, lại chưa phải là một đô thị tốt khi hằng năm phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về môi trường như: khói bụi, kẹt xe,… nhất là vấn đề triều cường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn nên hằng năm TPHCM chịu ảnh hưởng nặng nề của triều cường. Thế nhưng, thay vì phát triển về vùng cao phía Đông - Đông Bắc thì TP HCM chọn hướng ngược lại nằm trên hướng thoát lũ của thành phố; các khu đô thị phía Nam Nhà Bè mọc lên tại các khu vực vùng trũng trước đây là hồ chứa nước khiến Sài Gòn ngày càng ngập nặng. Ngoài ra, nguyên nhân gây ngập khác là do tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh dẫn đến bê tông hóa bề mặt đất, suy giảm diện tích cây xanh và hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ phát triển của việc xây
dựng.

  

Chính vì thế, ngoài việc cải tạo môi trường sống tại TPHCM, thì nhu cầu tìm đến một nơi chốn rộng rãi hơn, thoáng mát hơn, không gian xanh nhiều hơn, môi trường hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi khói bụi và tiếng ồn, trở thành nhu cầu lớn của xã hội hiện nay.

Theo Quyết định 589, nằm trong dự án quy hoạch tổng thể vùng TP.HCM đến 2020, Đồng Nai được xác định là địa bàn quan trọng với diện tích đất tự nhiên là 58.948 km2, dân số hiện nay là 2,1 triệu người và dự báo dân số đến 2020 sẽ là 3,8 triệu người, trong đó dân số thành thị là 2.427 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa trên 63%. Với quyết định quy hoạch này, Đồng Nai sẽ là vùng đô thị, công nghệ kỹ thuật cao, là trung tâm dịch vụ, đào tạo - y tế, là vùng cảnh quan sinh thái rừng quốc gia.




Trong khi đó huyện Vĩnh Cửu nằm ở thế đất cao phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai, ngay cạnh TP Biên Hòa với nhiều lợi thế về các yếu tố văn hóa tự nhiên, sẽ trở thành trọng điểm phát triển khu đô thị nhất là đô thị sinh thái. Theo đó, khu đô thị Thạnh Phú nằm ngay trên trục đường DT 768 (TL24), tiếp giáp với đường Đồng Khởi của TP Biên Hòa. Sự ra đời của khu đô thị này dựa trên cơ sở phát triển KCN Thạnh Phú, với chức năng là trung tâm công nghiệp đồng thời là trung tâm dịch vụ thương mại khu vực phía Nam, với quy mô dân cư khoảng 68.000 người trên tổng diện tích 897 ha.

Khu đô thị Thạnh Phú được xây dựng trên nền tảng là một thành phố xanh, phát triển bền vững cùng với môi trường, cân bằng giữa yếu tố hiện đại và cảnh quan sinh thái, mang lại cho cư dân cảm giác gần gũi với thiên nhiên, không khí thoáng đãng, vốn là thứ xa xỉ tại các thành phố lớn.


Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Cửu còn phát triển mạnh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng chung của tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất và phục vụ đời sống, tăng tốc độ và tỷ trọng của khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện. Xây dựng mới 02 đường vành đai với tổng chiều dài qua huyện Vĩnh Cửu 24,3 km. Trong đó đường vành đai 04 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tuyến đi qua huyện Vĩnh Cửu dài 7,7 km; đường vành đai TP. Biên Hòa, tuyến đi qua huyện Vĩnh Cửu dài 16,6 km. Ngoài ra, còn ưu tiên đầu tư nâng cấp cho 02 tuyến huyết mạch đi qua huyện là ĐT 767 và ĐT 768.


Việc nhiều cư dân tìm đến các tỉnh thành lân cận với TP.HCM để tìm kế mưu sinh cho thấy việc phát triển vùng đô thị TP.HCM bằng việc xây dựng nhiều đô thị vệ tinh là một hướng quy hoạch đúng. Trong đó, khu đô thị Thạnh Phú nổi lên như một một điểm sáng trong quy hoạch đô thị, không những đáp ứng nhu cầu giãn dân giữa các thành phố lớn, mà còn đáp ứng đúng nhu cầu của những cư dân hiện đại thế hệ mới- đó là nhu cầu tìm nơi an cư giữa một môi trường sinh thái lành mạnh đồng thời được phát triển một cách hiện đại.

Thanh Tuyền

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Huyện Vĩnh Cửu: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp

(ĐN)- Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu vừa tiến hành hội nghị lần thứ 8 nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I-2012 và thông qua chương trình công tác quý II, chương trình làm việc năm 2012.

Theo đánh giá, nhìn chung trong quý I-2012, tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển, đạt kết quả tích cực, trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 6,84% so với cùng kỳ; thương mại dịch vụ tăng 26,92%; giá trị nông - lâm - thủy sản tăng 2,1%; an sinh xã hội được tập trung chỉ đạo tốt, nhất là trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo. Hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục - thể thao, y tế có chuyển biến tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Hội nghị đã nêu một số mặt hạn chế và những nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong quý II, gồm: đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Thạnh Phú, cụm công nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân; khẩn trương hoàn thành việc di dời chợ Vĩnh Tân (cũ) đến địa điểm mới; kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng mua bán đất đai và xây dựng trái phép ở tổ 9, ấp 1, xã Thạnh Phú và các nơi khác trên địa bàn huyện; tập trung thu hoạch vụ đông - xuân triển khai kế hoạch vụ hè - thu, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; đẩy mạnh phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung đầu tư các xã điểm nông thôn mới đạt các tiêu chí đề ra.

Thy Diệu
Theo Báo Đồng Nai

Khu đô thị Thạnh Phú - Bước đi đột phá trong qui hoạch của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Một dự án hình thành đô thị vệ tinh cho sự tập trung cộng đồng dân nhập cư đang là sự quan tâm của tòan thị trấn yên tĩnh vì đây là dự án đô thị-công nghiệp quy họach trong khu dân cư sinh thái nhà vườn. Dự án, vì lẽ đó, dấy lên sự quan tâm sâu sắc về các vấn đề an cư của xã hội, về sự tập trung dân nhập cư trong khu công nghiệp, và điều này có thể ảnh hưởng đến cảnh quan, cấu trúc hạ tầng hiện hữu của địa phương cùng các vấn đề xã hội khác…


Sự gia tăng của dân nhập cư:

Nằm ở phía Bắc của tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu là một huyện có dân số tăng truởng rất nhanh. Theo thống kê toàn huyện có 25.000-30.000 người (2005) thì năm 2010 đã lên đến 45.000 người, và theo dự đoán, sẽ tăng lên 68.000 người (năm 2020) trong đó dân số trẻ (18-35 tuổi) sẽ chiếm tới 68%. Có nhiều nguyên nhân của sự di dân từ các vùng thuộc Miền Bắc như Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Thanh Hóa… đến các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ như Nha Trang, Phan Thiết, Bình Thuận… về huyện Vĩnh Cửu. Tựu chung là dân nhập cư đa số là lực lượng lao động trẻ đang tập trung vào các nhà máy, công ty trong khu công nghiệp như KCN CHANGSHIN hiện nay.





Cổng vào khu CN Changshin
Vì nông thôn càng ngày càng ít sức hấp dẫn với đối tượng lao động trẻ, họ háo hức đi tìm một vùng đất mới để thỏa mãn giấc mơ lập nghiệp; vùng đât mới mở ra cho họ các cơ hội được học hành, làm việc trong môi trường lao động công nghiệp cao, thu nhập cao hơn so với lao động đồng ruộng. Nhớ ngày nào thủy điện Trị An vừa khởi động, đa số dân các tỉnh miền Bắc ồ ạt đổ về các công trường Mã Đà, Hiếu Liêm…làm việc, sinh sống, định cư lâu dài cho đến nay. Gặp điều kiện sống thích hợp, khi hậu ôn hòa, giao thông thuận tiện, nên “đất lành chim đậu”, số dân nhập cư càng ngày càng đông, ngày càng thu hút thêm nhiều dân nhập cư đồng hưong về đây lập nghiệp.

Mật độ dân số - áp lực của đô thị hóa:

Sự tập trung đông dân đã nảy sinh nhiều vấn đề trong nội đô, Thành phố Biên Hòa, thủ phủ của tỉnh Đồng Nai, cũng đã quá chật hẹp với 2.969 người/km2, đứng thứ 3 trong cả nước về mật độ tập trung cao. Giao thông tắc nghẽn vào những giờ cao điểm, đường sắt, đường bộ cũng đông nghẹt người vào những ngày lễ, tết… .Sự tập trung đông dân kéo theo những thay đổi về hạ tầng kiến trúc như trường học, bệnh viện, nhà trẻ, chợ… phải mở rông đón thêm con em dân nhập cư, Một lượng lớn dân nhập cư mới còn sống tạm bợ trong các khu nhà thuê, tập trung gần các khu công nghiệp, dẫn theo những khó khăn trong quản lý hành chánh, xã hội trong đó nhà ở là vấn đề bức bách vì ở dân tạm trú thường ở thường ở những khu vực chật hẹp, chất lượng thấp, gây nên ô nhiễm môi trường mà ở mức độ quản lý hành chánh cấp xã, huyện không thể giải quyết nổi vì điều này liên quan đến bài toán đô thị hóa, tập trung dân và giãn dân.

Dự án Khu đô thị công nghiệp Thạnh Phú- Bước đi đột phá của tỉnh Đồng Nai:

Với đà tăng trưởng dân số và sự mở rộng ven của TP.HCM, tỉnh Đồng Nai nằm trong bán kính 30-50km, của TP.HCM về phía Đông được quy họach là khu đô thị vệ tinh dành cho khu du lịch, sinh thái, là “lá phổi” cho thành phố HCM vốn đã bị ô nhiễm nặng nề vì môi trường, hạ tầng bị tàn phá, vì lượng xe cộ 6.5 triệu chiếc ngày chạy trên đường phố, vượt khỏi tầm kiểm soát về khói bụi, khí thải…




Cù lao Tân Triều – khu du lịch sinh thái Bưởi Tân Triều

Tuy nhiên, tỉnh Đồng Nai cũng có những vấn đề tương tự như thành phố HCM về môi trường, về áp lực dân số tại thành phố Biên Hòa. Do đó một khu đô thị vệ tinh tại các huyện ngọai biên sẽ là giải pháp tốt nhất để kéo giãn dân ra ngòai trung tâm, quy họach lại môi trường sống vốn đã chật chội cho dân nhập cư và cho dân nội cư. Đây là bước đột phá của tỉnh Đồng Nai với quy họach khu đô thị công nghiệp Thạnh Phú rộng 897 ha. Được quy họach, mở rộng từ khu công nghiệp CHANGSIN hiện nay, đô thị CN Thạnh Phú hình thành vùng tập trung dân cư cao, có khu nhà ở tái định cư, có chung cư cho những người thu nhập thấp. Đây là giải pháp cho dân nhập cư vốn đang khó khăn về nhà ở. Ngòai ra, đô thị còn có có trung tâm thương mại, bưu điện, công viên, cửa hàng tiện ích, nhà trẻ, trường học các cấp nằm trong tổng thể xây dựng đảm bảo đời sống cư dân trong khu đô thị được an toàn, đầy đủ tiện ích. Điểm nhấn của khu đô thị là các công viên trung tâm, công viên cây xanh, công viện thể dục thể thao cùng các dãy nhà phố liên kế, nhà phố, biệt thự…thông thương nhau qua các lối đi bộ, đường nhựa, hàng cây, cây xanh tiểu đảo…






Cù lao Tân Triều
Đô thị Công nghiệp Thạnh Phú hình thành trên sự hài hòa cảnh quan ngọai vi với những cánh đồng lúa, vườn cây, đồi cọ bao quanh. Cách đô thị 2km là làng bưởi Tân Triều, nơi nổi tiếng với trái Bưởi chất lượng cao vì độ ngọt, xanh tươi, cung cấp cho nội địa và xuất khẩu. Chen trong quy hoạch xanh đó là trường học từ mẫu giáo, mầm non Tân Bình, Tân Phú, hay nhà thờ Tân Triều, các trung tâm y tế cấp tỉnh Đồng Nai, cấp xã, huyện chen nhau dọc trục lộ DT768 đang mở rộng của địa phương, cùng các cảnh quan tín ngưỡng khác như nhà thờ Tân Triều, chùa chiền…



Làng Bưởi Tân Triều
Vì vậy, dự án đang được hình thành, hứa hẹn sẽ giải quyết được bài toán tập trung dân, hình thành khu công nghiệp-thương mại với chất lượng sống đô thị đầy tiện ích cho cư dân nhập cư và dân bản địa. Với thành phố HCM, đó sẽ là khu đô thị sinh thái hài hòa giữa yếu tố công nghiệp hiện đại và khu dân cư nhà vườn, có không gian mát mẻ, có tiểu đảo, cù lao dành cho du ngoạn sông nước, trồng trọt nông nghiệp.

Đô thị Công Nghiệp Thạnh Phú thực sự là bước đột phá của tỉnh Đồng Nai trong việc quy họach tập trung dân lao động ngọai tỉnh, quy hoạch lại giao thông vùng, tái cơ cấu công nghiệp-dịch vụ, giảm áp lực dân số cho Biên Hòa nói riêng và thành phố HCM nói chung.

Tuấn Anh

HUYỆN VĨNH CỬU- PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀ TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Vĩnh Cửu là huyện nằm ở phía Đông tỉnh Đồng Nai, là địa phương có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai; các di tích như Trung ương Cục miền Nam, Khu Uỷ miền Đông, chiến khu D. Ngoài ra còn có các điểm du lịch sinh thái như Làng bưởi Tân Triều, Đảo Ó- Đồng Trường trên hồ Trị An, làng nghề bánh tráng Thạnh Phú… Cộng với các khu nghỉ dưỡng, làng nghề khác tạo thành một quần thể phát triển du lịch đầy tiềm năng.

Làng bưởi Tân Triều thu hút nhiều du khách đến tham quan nghỉ dưỡng

Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu cũng đã có ý tưởng phát triển du lịch sinh thái kết hợp với những ngành nghề thủ công cổ truyền như: đúc gang, làm bánh tráng, trồng bưởi... Và làm phục hồi, nảy sinh thêm nhiều ngành nghề mới như: đan lát mây kết hợp dây chuối, lục bình; dệt thổ cẩm, làm rượu bưởi, rượu cần, cơm lam, trồng phong lan, làm đũa tre xuất khẩu…


Làng nghề bánh tráng ở xã Thạnh Phú có truyền thống lâu đời
Giáo sư, tiến sĩ Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường cho rằng: "Ngày nay, du lịch sinh thái đang là một trào lưu mới trong giới lữ hành. Cho nên việc huyện Vĩnh Cửu cho khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn gắn với du lịch sinh thái là một ý tưởng rất đúng đắn và cần thiết.”


Thực tế, huyện Vĩnh Cửu đang có những lợi thế mạnh để phát triển du lịch mà những nơi khác không có như: diện tích rừng lớn nhất tỉnh, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có những di tích lịch sử cấp quốc gia, có bản sắc văn hóa, ngành nghề phong phú, khí hậu ôn hòa. Chính vì thế, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2010-2020, đã đề ra nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc lấy phát triển dịch vụ, đô thị, du lịch làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế từ đây cho đến năm 2020.


Theo đó, huyện Vĩnh Cửu sẽ tập trung mọi nguồn lực, phát huy các ưu thế, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của huyện vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội và đô thị hóa với tốc độ cao, bền vững gắn với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ. Chú trọng phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch làm nhiệm vụ đột phá để phát triển kinh tế - xã hội.

ĐỒNG NAI KẾT HỢP TUYẾN DU LỊCH BIÊN HÒA - VĨNH CỬU

Nằm ở phía Đông tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu là nơi hưởng nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên khi có những cánh rừng đại ngàn bao la, sông nước mênh mông, và sở hữu nhiều di sản văn hóa của dân tộc. Trong hành trình du lịch của mình, bạn có thể ấn tượng với lối kiến trúc truyền thống của những đền chùa cổ xưa, thăm lại các di tích lịch sử cấp quốc gia, khám phá thiên nhiên và thưởng thức hương vị đặc biệt thơm ngon của những cây trái miệt vườn nơi đây.

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và mũi nhọn, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chính sách, định hướng phát triển ngành du lịch một cách nhanh và bền vững. Trong đó sẽ phát triển du lịch theo hướng kết hợp du lịch nhân văn với du lịch sinh thái, xây dựng các khu trọng điểm: KDL văn hóa Bửu Long; KDL nghỉ dưỡng cù lao Hiệp Hòa; KDL Vườn quốc gia Cát Tiên; Khu di tích lịch sử chiến khu Đ.



Làng bưởi Tân Triều rất đông khách tham quan vào mỗi cuối tuần


Theo đó, sẽ phát triển du lịch ở khu vực này theo hướng bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, xây dựng địa điểm tiêu biểu văn hóa dân tộc với các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội, nghề thủ công truyền thống. Có kế hoạch, giải pháp khôi phục từng bước các làng nghề truyền thống (làng mộc Phú Hội, nón và đúc gang Thạnh Phú, lễ hội đâm Trâu người Mạ, Sayangva người Chơro)



Hồ Trị An là một trong những cảnh quan đẹp của huyện Vĩnh Cửu


Ngoài ra, Ban lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Vĩnh Cửu đã đề xuất ý kiến việc tổ chức, xây dựng tour du lịch tuyến Biên Hòa- Vĩnh Cửu, kết nối các điểm du lịch như khu du lịch Bửu Long, điểm du lịch Làng bưởi Tân Triều, điểm du lịch sinh thái Cao Minh, khu Đồng Trường- Đảo Ó, làng nghề bánh tráng Thạnh Phú, trại huấn luyện ngựa Trị An… nhằm xây dựng một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và hấp dẫn, đủ sức thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.




Đường vào khu di lích lịch sử Chiến khu D đẹp như một dải lụa

Việc hợp tác này không những liên kết các điểm du lịch gần nhau giữa Vĩnh Cửu và Biên Hòa thành một thể thống nhất, mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với du lịch TPHCM và các tỉnh phụ cận, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của vùng và cả nước.

Bên cạnh đó, tỉnh đang tiếp tục xây mới bổ sung và nâng cấp, nhựa hóa 100% các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III từ nay đến 2015. Cho đến nay đã gần như hoàn tất các tuyến đường tỉnh quan trọng như 762, 765, 767, 768 đạt tiêu chuẩn cấp III – IV. Cộng thêm với dự án cầu mới bắt qua sông Đồng Nai đang triển khai thi công và mở rông tuyến quốc lộ 1A đi Biên Hòa gần như đã hoàn tất. Là một trong những yếu tố quan trọng nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch vùng nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung.



Quốc lộ 1A từ TPHCM đi Biên Hòa ngày càng mở rộng và hiện đại


Trong giai đoạn 2010-2020, tỉnh sẽ tập trung khai thác thị trường khách nội tỉnh và các tỉnh thành lân cận, nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó phát triển thị trường khách quốc tế, chú trọng đến các đối tượng khách là các chuyên gia, nhà đầu tu, hợp tác mua bán kinh doanh. Ngoài ra khách hàng tiềm năng còn là các đối tượng học sinh sinh viên, thanh thiếu niên, công nhân các khu công nghiệp lân cận…

Nằm ngay cạnh TP Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh; đồng thời là trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thông quan trọng với TPHCM, vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Huyện Vĩnh Cửu với tiềm lực của mình, hoàn toàn có thể trở thành vùng du lịch chủ chốt của tỉnh và toàn khu vực trong tương lai.


Tường Vy

TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA HUYỆN VĨNH CỬU

Huyện Vĩnh Cửu được biết đến như là một trong những địa danh có bề dày lịch sử văn hóa cùng tài nguyên rừng phong phú của tỉnh Đồng Nai. Nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước), phía tây giáp huyện Phú Giáo và Tân Uyên (Bình Dương), phía đông là rừng quốc gia Cát Tiên và hồ Trị An, phía nam là huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa. Với những lợi thế về địa hình, cảnh quan thiên nhiên và bề dày lịch sử, huyện Vĩnh Cửu là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển mô hình du lịch sinh thái với các điểm nổi bật như dòng sông Đồng Nai hiền hòa, làng bưởi Tân Triều, hồ Trị An; các khu du lịch sinh thái rừng và di tích lịch sử như chiến khu D, Trung ương Cục miền Nam.

Vùng đất anh hùng

Chỉ cách Sài Gòn chưa đầy 60km, Chiến khu D hay Trung ương Cục miền Nam vẫn còn đó giữa những cánh rừng vùng Mã Đà- huyện Vĩnh Cửu như nhân chứng sống cho một thời hào hùng của dân tộc. Từng là căn cứ địa quan trọng của quân và dân ta trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, thế nhưng giờ đây chiến khu D và Trung ương Cục miền Nam trở thành điểm du lịch quen thuộc thu hút nhiều du khách, nhất là giới trẻ đến tham quan, học tập, nghiên cứu để hiểu rõ hơn về lịch sử, lòng yêu nước và sự đấu tranh gian khổ của quân và dân ta nơi “miền Đông gian lao mà anh dũng”
Trung ương Cục miền Nam trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến tham quan

Chiến khu D và Trung ương Cục miền Nam không chỉ có ý nghĩa trong việc giáo dục thế hệ trẻ mà còn là điểm du lịch về nguồn kết hợp với du lịch sinh thái- dã ngoại đầy tiềm năng. Du khách đến đây có thể tham gia các hoạt động như : tái hiện lại cuộc sống của các chiến sĩ giải phóng năm xưa ( ngủ võng giữa rừng), tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, tổ chức các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian, cắm trại trong rừng….

Bình yên xứ cù lao

Cù Lao Tân Triều nằm bên dòng kênh Bến Cá lại mang đến cho bạn một cảm nhận khác về vẻ đẹp của vùng đất Vĩnh Cửu. Nổi tiếng từ lâu với giống bưởi ngon ngọt, du khách đến đây có thể cảm nhận sự bình yên trên con đường nhựa quanh co dẫn vào làng . Là đặc sản của xứ cù lao này, đến đâu bạn cũng sẽ thấy sự hiện diện của những vườn bưởi xanh tươi ngút mắt với hàng ngàn cây nặng trĩu quả.


Tân Triều hôm nay không chỉ nổi tiếng về bưởi, mà đã trở thành làng du lịch sinh thái được nhiều người biết đến. Mỗi ngày làng bưởi Tân Triều đón hàng trăm lượt khách đến thăm, đông vui hơn vào mỗi cuối tuần. Nhận thấy được điều đó, nhiều chủ vườn đã biến vườn bưởi của mình thành những khu du lịch sinh thái như Năm Huệ, Làng Quê, Sông Trăng… thu hút du khách đến than quan, thưởng thức những quả bưởi chín mọng mà còn có thể nhâm nhi ly rượu được lên men từ những tép bưởi tươi ngon có vị thanh ngọt, cùng với những món ăn được chế biến từ bưởi như gỏi bưởi, nem bưởi…


Có thể nói chiến khu D, hồ Trị An, hay làng bưởi Tân Triều đều là những địa danh quen thuộc đối với những du khách sành sỏi, nhưng sự khai thác du lịch còn nhỏ lẻ và chưa đồng bộ khiến huyện Vĩnh Cửu còn xa lạ với nhiều người. Chính vì thế, chính quyền huyện Vĩnh Cửu đã coi trọng việc phát triển du lịch là một trong những yếu tố chủ đạo và đột phá trong việc phát triển kinh tế của huyện đến năm 2020. Mới đây nhất, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai kết hợp với Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đề xuất liên kết các khu du lịch Bửu Long, Khu du lịch sinh thái Làng Bưởi Tân Triều (cơ sở ông Năm Huệ) và các điểm mới như: Trại huấn luyện ngựa xã Trị An, Khu Du lịch sinh thái Cao Minh, làng nghề bánh tráng Thạnh Phú… với tuyến du lịch của khu bảo tồn tạo thành một hệ thống liên hoàn tạo sự hấp dẫn và mới lạ để thu hút nhiều du khách hơn nữa.


Cũng vì lý do đó, hạ tầng giao thông cũng được đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường cũ, xây dựng mở rộng tuyến đường mới liên kết giữa các điểm du lịch nổi tiếng trong địa bàn huyện, như đường tỉnh 768 đi thành phố Biên Hòa, đường 746 đi Bình Dương, đường 322 đi chiến khu Mã Đà… Kết hợp với đường vành đai 3, vành đai 4 kết nối liên tỉnh tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt giúp người dân có thể đi lại thuận tiện giữa các địa danh trong địa bàn huyện, không những đưa ngành du lịch huyện Vĩnh Cửu lên một tầm cao mới mà còn là tiềm lực góp phần phát triển kinh tế xã hội của khu vực này. 

Tường Vy


DU LỊCH SINH THÁI: CƠ HỘI LỚN CỦA HUYỆN VĨNH CỬU

Đồng Nai không những là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam, mà còn là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị. Do đó, với năng lực tiềm ẩn của mình về cảnh quan thiên nhiên và bề dày văn hóa, du lịch sinh thái đang là cơ hội lớn của tỉnh Đồng Nai, nhất là huyện Vĩnh Cửu.


Về cảnh quan thiên nhiên 

Chỉ cách TPHCM chưa đến 40km, huyện Vĩnh Cửu là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi khi nằm bên dòng sông Đồng Nai hiền hòa xinh đẹp cung cấp phù sa và nguồn nước tưới cho những vườn cây ăn trái quanh năm xanh tốt. Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Cửu còn có hồ nước ngọt Trị An rộng hơn 300ha với nhiều đảo nhỏ, đã đưa vào khai thác du lịch ở nhiều nơi như Đảo Ó- Đảo Đồng Trường, Đảo Thỏ với các tour du lịch hấp dẫn dành cho du khách như đua thuyền buồm, cắm trại đêm,…

 



Không chỉ thế, huyện Vĩnh Cửu còn là vùng đất sản sinh ra giống bưởi Tân Triều ngọt lịm làm say lòng những ai đã thử qua. Đến với làng bưởi Tân Triều, du khách như đắm mình trong vẻ đẹp bình yên của làng quê, giữa những vườn bưởi trĩu nặng trái, thưởng thức những món ăn dân dã bên ly rượu bưởi thơm nồng. Bưởi Tân Triều hôm nay không chỉ nổi tiếng trong nước mà đã được xuất khẩu đi nhiều nước, mang lại cho người dân nơi đây một nguồn thu lớn.



Về di tích lịch sử

Nằm trong cánh rừng Mã Đà gần như vẫn còn nguyên sinh là các khu di tích lịch sử văn hóa của huyện Vĩnh Cửu như Chiến khu Đ, Khu Ủy miền Đông, Trung ương Cục miền Nam. Nơi đây từng là căn cứ địa quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân ta, nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng của dân tộc trong thời kỳ dầu sôi lửa bỏng.




Ngày nay, khu di tích cách mạng này đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia, là niềm tự hào, là biểu tượng truyền thống cách mạng kiên cường của người Đồng Nai và của cả Miền Đông Nam Bộ. Đồng thời thu hút rất nhiều khách du lịch, nhất là giới trẻ đến tham quan, tìm hiểu thiên nhiên và lịch sử, tổ chức các trò chơi tập thể…


Về môi trường sinh thái


Rừng ở huyện Vĩnh Cửu có diện tích lớn nhất tỉnh và từ lâu đã được xem là có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở huyện Vĩnh Cửu phát triển ổn định, diện tích rừng trồng tăng hàng năm, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao; trở thành nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu của khu vực và cả nước.




Theo định hướng phát triển không gian đến năm 2020 tầm nhìn 2050 về vùng sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng, trong vòng bán kính 30km xung quanh TPHCM và các đô thị lân cận, sẽ phát triển du lịch hồ Trị An- rừng Nam Cát Tiên trở thành vùng du lịch cấp quốc gia và quốc tế, đồng thời là vùng bảo tồn thiên nhiên cùng với công viên rừng Vĩnh Cửu trên địa bàn huyện. Sự kết hợp giữa không gian rừng Mã Đà- Vĩnh Cửu, hồ Trị An và hệ thống sông Đồng Nai tạo nên không gian mở cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái trong toàn khu vực.


Với những ưu thế đó, huyện Vĩnh Cửu được xem là vùng đất hội tụ đầy đủ các yếu tố tiềm lực để phát triển ngành du lịch sinh thái. Không những thế, với đô thị hạt nhân là thành phố TPHCM, trong tương lai huyện Vĩnh Cửu sẽ là một trong những đô thị đối trọng ở cực phía Đông của thành phố, được xây dựng trên nền tảng là một đô thị sinh thái, cân bằng giữa cảnh quan thiên nhiên và nhà ở, bảo tồn và phát triển cảnh quan môi trường, đồng thời sẽ chú trọng đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong toàn vùng.

Tường Vy

DÂN CƯ BỀN VỮNG – GỐC CỦA MỌI TĂNG TRƯỞNG

 DÂN CƯ BỀN VỮNG – GỐC CỦA MỌI TĂNG TRƯỞNG

Đô thị hóa, suy cho cùng không gì ngoài sự tập trung dân cư, mang lại tiện nghi, tiện ích, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, tăng thêm giá trị của cải và sản phẩm để khoảng cách giàu-nghèo sẽ thu hẹp lại, quyền lợi của người dân sẽ được bảo đảm. Vì được như vậy, mỗi cá nhân sẽ đóng vai trò vừa tham gia vừa sáng tạo làm đẹp bộ mặt đô thị, góp phần làm đời sống đô thị thêm phong phú… Mỗi đô thị vì thế sẽ có một bản sắc riêng, chuyên biệt nhưng không hòa lẫn. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn dự án khu đô thị- dân cư Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Một bước đột phá trong quy hoạch đô thị.

Đô thị hóa và vấn đề bản sắc văn hóa:

Thành phố HCM là điển hình về tốc độ đô thị hóa “nóng bỏng” như 20 năm trước đây khi biên giới của nó kéo dài qua quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, mở rộng sang quận 7, Bình Chánh, Nhà Bè… Sự tập trung dân số tăng lên hàng năm, nếu năm 2009 có 8 triệu người thì cuối năm 2011 đã lên đến 10 triệu người. Sự di dân từ các tỉnh ngoại biên, từ các vùng miền trên cả nước đã “đa dạng hóa” lối sống đô thị, góp phần tăng trưởng về kinh tế, năng lực sản xuất và tiêu thụ. Mặt khác, sự tập trung này cũng dẫn đến nhiều “mặt xấu”, tiêu biểu như văn hóa giao thông, nếp sống văn minh, trật tự, văn hóa ứng xử, giữ gìn môi trường.

Ngày nay, nhận thức rõ về mặt thuận lợi và khó khăn của quy hoạch đô thị, các nhà quản lý đã rất thận trọng trong việc triển khai, phát triển đô thị. Các quy họach đô thị đã được dự đoán cho 20-30 năm sau, sự quan tâm bao quát tất cả các mục tiêu từ dân số, giáo dục, môi trường, giao thông, y tế, thổ nhưỡng, đất đai đến phát triển hạ tầng như giao thông, điện, nước, môi trường, chất thải, đến cảnh quan sinh thái để chuyên biệt hóa đô thị và giữ gìn bản sắc mà nó vốn có.

Khu đô thị Thạnh Phú – Bước đột phá chiến lược của tỉnh Đồng Nai.



Cổng vào TP.Biên Hòa
Với hạt nhân là thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, giống như thành phố HCM, có sức thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư FDI và dòng di dân nhập cư ồ ạt đổ về. Đó cũng là nguồn lao động giàu tiềm năng cho các công trình lớn như thủy điện Trị An, Sông Tranh… hay các lâm trường như Hiếu Liêm, Mã Đà và con số dân nhập cư tăng trường ngày càng đông vì Biên Hòa có ưu thế về hạ tầng, án ngữ hai quốc lộ lớn của cả nước là quốc lộ 1A và 51, lại là nơi hình thành các khu công nghiệp đầu tiên tại Miền Nam như KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco…bên cạnh đó Biên Hòa còn là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của tỉnh. Vì thế tháng 2/2010 Biên Hòa đã mở rộng thêm 4 xã, tăng 10.899 ha diện tích đất tư nhiên. Sức ép dân số và tiềm năng phát triển không ngừng ở đó, Biên Hòa tiếp tục mở rộng các vùng ven, các đô thị vệ tinh xuất hiện để đảm bảo được quy hoạch tổng thể của Biên Hòa không bị phá vỡ đồng thời đóng vai trò phát triển kinh tế, văn hóa cho nội ô. Một trong các đô thị được quy họach với quy mô lớn, hiện đại, có khả năng thay đổi nâng cao đời sống dân chúng, giữ gìn bản sắc văn hóa-kinh tế của vùng miền ở một mức cao hơn, đó là Khu Đô Thị Công Nghiệp Thạnh Phú.

Quy hoạch hoàn hảo – cư dân bền vững:

Nằm trong hai xã Tân Bình và Thạnh Phú, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, đô thị Thạnh Phú với diện tích 897.4 ha có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trước hết, là sự mật độ tập trung dân cao, mức tăng trưởng nhảy vọt. Năm 2010 dân số tòan huyện Vĩnh Cửu là 45.000 người so với 25-30.000 người năm 2005, nghĩa là chỉ sau 5 năm đã tăng lên đến gần 50%, lực lượng nhập cư thuộc lao động trẻ, sống tập trung tại các khu công nghiệp tạo điều kiện quy hoạch đa chức năng, tập trung. Các trung tâm hành chính, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tậm giáo dục bao gồm các trường mẫu giáo, cấp 1,2, 3, bệnh viện đa khoa, cùng các khu văn hóa, cây xanh, công viên, thể dục thể thao… . đều nằm trong nội vi đô thị. Đô thị mới sẽ đóng góp lớn về văn hóa xã hội cho người dân, tăng năng lực hành chánh- chính trị của toàn huyện Vĩnh Cửu, tạo vị thế ngang bằng với mức dịch vụ công của TP.Biên Hòa.


Chùa Bửu Phong TP.Biên Hòa
Thứ hai là đường giao thông xuyên suốt, có sẵn hạ tầng và quỹ đất để nâng cấp, tái tạo, mở rộng. Giao thông dựa trên hai trục lộ chính 768 Đường ĐT 768 hướng Đông –Tây nối khu dân cư và khu công nghịệp của đô thị, đường số 12 nối đô thị đi Bình Dương và đường Đồng Khởi hướng Bắc-Nam nối khu công nghiệp với TP.Biên Hòa. Với thế “dựa lưng” với TP.Biên Hòa, trong vòng 2km, cư dân đô thị dễ dàng thụ hưởng các dịch vụ giải trí, thư giãn, vui chơi nổi tiếng của Biên Hòa như núi Bửu Long, Hồ long An, Chùa Bửu Phong được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia..



Cầu Thủ Biên nối liền Biên Hòa-Bình Dương
Thứ ba là diện tích cho khu dân cư, cây xanh, các công trình công cộng chiếm ưu thế. Trong 897 ha thì diện tích cho cho dân cư chiếm 496 ha (chiếm 55.3 %), mật độ lý tưởng: 73m2/người.

Thứ tư là các hình thái nhà đa dạng: nhà vườn, nhà liên kế, nhà phố, chung cư…. Đáp ứng các mức giá, không gian sống cho nhiều thành phần khác nhau. Các chỉ tiêu quy hoạch hạ tầng như điện, nước, nước thải, giao thông, bưu điện… đã được thống nhất.

Thứ năm là bản sắc kinh tế văn hóa của vùng được phát huy. Trước khi định hình đô thị, người dân Tân Bình và Thạnh Phú sống bằng nghề làm ruộng, làm vườn. Không gian thóang đãng, yên tĩnh, sạch, khí hậu mát mẻ, nên nhà nhà kiến trúc theo tầng thấp, bao quanh là các thảm thực vật xanh tươi để giữ độ ẩm, tránh nóng, bức xạ nhiệt từ mặt trời…Bao bọc quanh vùng là sông Đồng Nai, bồi đắp nên các cù lao xanh mát giàu cây trái như cù lao Tân Triều, làng bưởi Tân Triều. Theo đó kiến trúc của đô thị Thạnh phú là kiến trúc tầng thấp, công trình chính 2-3 tầng, công trình phụ từ 1-2 tầng, hoàn tòan phù hợp với điều kiện môi trường và cảnh quan chung. Tóm lại suy cho cùng, đô thị hóa là sự tập trung dân cư, mang lại tiện nghi, tiện ích, nâng cao chất lượng tinh thần và vật chất của người dân, tăng thêm giá trị của cải và sản phẩm, không chỉ cho một cá nhân nào đó mà cho tòan xã hội. Quy hoạch đô thị chính là tập hợp các nguồn lực của địa phương và giúp nó phát triển cao hơn. Mỗi cư dân sẽ là những thành viên bền vững giúp đô thị phát triển, đây là gốc của mọi tăng trưởng.
Tuấn Anh

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ BIEN HOA DRAGON CITY II

 
Từ quốc lộ 51, chỉ mất 2 phút ta có thể vào đến dự án Bien Hoa Dragon City II. Với diện tích 18ha, đây là dự án được thiết kế đồng bộ nằm trong tổng thể 210ha của khu đô thị Tam Phước tọa lạc tại xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Với địa thế như vậy, Bien Hoa Dragon City II nằm trong vùng kinh tế trọng điểm giữa những nút giao thông cực kỳ quan trọng mang tầm quốc gia.


KHU ĐÔ THỊ BIEN HOA DRAGON CITY II

  TIỆN ÍCH VƯỢT TRỘI


TỔNG QUAN:

Tên gọi: Bien Hoa Dragon City II
Chủ đầu tư: Tập đoàn Tín Nghĩa
Đơn vị hợp tác đầu tư và phân phối: Công ty Địa ốc Kim Oanh
Quy mô: 18ha
Dự án bao gồm nhà phố, biệt thự, trung tâm thương mại…

Tông quan dự án

VỊ TRÍ ĐẮC ĐỊA

Từ quốc lộ 51, chỉ mất 2 phút ta có thể vào đến dự án Bien Hoa Dragon City II. Với diện tích 18ha, đây là dự án được thiết kế đồng bộ nằm trong tổng thể 210ha của khu đô thị Tam Phước tọa lạc tại xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Với địa thế như vậy, Bien Hoa Dragon City II nằm trong vùng kinh tế trọng điểm giữa những nút giao thông cực kỳ quan trọng mang tầm quốc gia.
Cách trung tâm TPHCM 28km, cách ngã ba Vũng Tàu 7 phút, ngay cạnh quốc lộ 51, liền bên là ngã ba Thái Lan ngược ra quốc lộ 1A. Ngoài ra còn hàng loạt những dự án hạ tầng khác đang được triển khai xung quanh khu vực này như đường cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, đường cao tốc TPHCM- Long Thành- Dầu Giây, đại lộ Bắc Sơn-Cẩm Mỹ và hiện đại hơn nữa là đường sắt cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu,  tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương liên kết giữa các vùng.
Sơ đồ vị trí

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

- Phía bắc: Khu công nghiệp xanh Tam Phước 
- Phía Nam: Khu dân cư hiện hữu    
- Phía Đông: Khu dân cư dự kiến quy hoạch 
- Phía Tây: khu đô thị Bien Hoa Dragon City I, trường Đại Học Tài Nguyên Môi trường.

TIỆN ÍCH HOÀN HẢO:

Bien Hoa Dragon City II được thiết kế với xu hướng đón đầu sự phát triển của khu vực, cung cấp cho thị trường 448 nền nhà phố và 32 căn biệt thự. Nhất là 1,7ha dành cho trung tâm thương mại sẽ nhanh chóng hình thành với cùng với siêu thị, khu vui chơi giải trí và kinh doanh sầm uất trong nay mai, phục vụ cho dân địa phương và hàng ngàn công nhân viên làm việc tại những khu công nghiệp xung quanh. Ngoài ra còn có 4487m2 diện tích đất dành xây trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Hạ tầng của dự án rất được chú trọng đầu tư, hệ thống chiếu sáng, điện nước công trình  đều được đấu ngầm dưới mặt đất tạo cảnh quan thoáng mát, các đường nội bộ rộng từ 14-33m liên kết với nhau đã được hoàn tất.
Nước sinh hoạt tại đây sử dụng nguồn nước sạch do khu công nghiệp Tam Phước cung cấp. Đồng thời, hệ thống thoát nước được tách riêng nước mưa và nước thải, được kết nối và xử lý thông qua trạm xử lý nước thải của KCN Tam Phước.


Nhà Phố


Biệt thự


Trường học



Trung tâm thương mại

KHÔNG GIAN SỐNG XANH:

Trong khi tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, con người càng chú trọng tìm một nơi chốn bình yên để xây dựng tổ ấm cho mình. Những thành phố lớn đông đúc như TPHCM ngày càng quá tải trước sự phát triển kinh tế, không còn là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn an cư hoặc đầu tư lâu dài. Những khu đô thị vệ tinh ko cách quá xa thành phố như Bien Hoa Dragon City II trở nên thu hút. Nắm bắt được tâm lý của khách hàng muốn ngôi nhà của mình được hòa quyện với thiên nhiên, dự án đã quy hoạch gần 9000m2 để xây dựng 4 công viên cây xanh và rất nhiều thảm cỏ xen kẽ giữa các khu  phố tạo thành một tổng thể hài hòa, tươi mới với không gian luôn thoáng đãng. Trong bán kính chưa đầy 1 km, bạn có thể tìm cho mình một khoảng không riêng để đi dạo, chạy bộ hay đọc sách dưới khí trời mát mẻ trong lành giữa tiếng gió lùa qua những hàng cây xanh.
Không gian sống xanh

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ- AN CƯ BỀN VỮNG:

Tận hưởng tối đa những ưu thế về cơ sở hạ tầng, quy hoạch thiết kế, lại kề cận những đường giao thông huyết mạch đang dần định hình, Bien Hoa Dragon City II đang nằm trong  tâm điểm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong tương lai Đồng Nai sẽ đón một lượng công nhân viên đến làm việc tại các khu công nghiệp lân cận, nhất là khi cảng hàng không quốc tế Long Thành (cách 7km) hoàn tất  thì số lượng nguời đến làm việc sinh sống ở khu vực sẽ ngày càng đông đúc hơn. Khi đó Bien Hoa Dragon City sẽ trở thành nơi đặt trụ sở của các cơ quan hành chính, kinh doanh mua bán, giải trí và phục vụ rất nhiều tiện ích cho người dân xung quanh.
Bien Hoa Dragon City không những là lựa chọn để định cư tốt nhất mà còn là cơ hội tuyệt vời cho những ai muốn đầu tư sinh lợi, nhất là khi giá bất động sản khu vực này đang tăng lên từng ngày theo tiến độ của các dự án hạ tầng quốc gia và tốc độ tăng trưởng của thành phố.

SƠ ĐỒ TIỆN ÍCH DỰ ÁN:

Sơ đồ tiện ích
•    Sát trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường
•    Sát trường Cấp 2 Tam Phước 2
•    Sát trường Cấp 3 Tam Phước
•    Đối diện trường Trung cấp Địa Chính 3
•    Sát trường Mầm Non Thành Nghĩa
•    Ngay khu dân cư đông đúc
•    Sát khu công nghiệp Tam Phước Qui mô 151ha
•    Sát chợ hiện hữu
•    Gần trường Sĩ quan lục quân 2
•    Gần trường Thiết giáp
•    Gần KCN An Phước 130ha
•    Gần cụm công nghiệp Dốc 47
•    Gần chợ Tân Mai 2 (3 km)
•    Gần chợ Long Đức (2km)
•    Gần KDL Sinh Thái Vườn Xoài
•    Gần trường Trung Cấp An Ninh Nhân Dân 2
•    Sát trung tâm hành chính Long Thành
•    Gần trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai qui mô 275ha
•    Gần nơi làm việc các công ty lớn như: 
Washi Washi, A First Vina, Amajaro Viet Nam,…


SƠ ĐỒ PHÂN LÔ DỰ ÁN:


Sơ đồ phân lô Dự Án Bien Hoa Dragon City II

KHÁCH HÀNG ĐI XEM DỰ ÁN:






MỌI CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM VUI LÒNG LIÊN HỆ:




SÀN GIAO DỊCH BDS KIM OANH

Hotline: 0988.12.12.12


Click Để xem các sản Phẩm về Dự Án: BIEN HOA DRAGON CITY II

Báo Chí viết về Bien Hoa Dragon City: